Kinh nghiệm lái xe qua đường sắt mà bạn cần biết

Kinh nghiệm lái xe qua đường sắt mà bạn cần biết

Lái xe qua đường sắt không giống như qua ngã 3 ngã 4 hay xe này nhường xe kia. Băng qua đường sắt nguy hiểm hơn rất nhiều, vì vậy tài xế nên nhường đường cho tàu hỏa là sự lựa chọn an toàn nhất. Chỉ cần chủ quan, nóng vội có thể sẽ phải trả giá đắt. Để tránh nguy hiểm người lái nên trang bị các kỹ năng, kinh nghiệm lái xe qua đường sắt. Sau đây là một số kinh nghiệm mà các tài xế nên nắm kỹ để di chuyển qua đường ray tàu hỏa an toàn.

kinh nghiệm lái xe qua đường sắt

MỤC LỤC

1. Quy định khi lái xe qua đường sắt

1.1 Có rào chắn báo hiệu

1.2 Nơi chỉ có đèn tín hiệu không có rào chắn 

1.3 Nơi không có đèn báo hiệu

2. Kinh nghiệm khi lái xe qua đường sắt 

2.1 Không cố vượt khi có đèn báo và chuông báo hiệu

2.2 Không băng qua khi phía bên kia đường ray kẹt xe

3. Kỹ năng lái xe qua đường sắt an toàn 

3.1 Trường hợp 1: Chủ động băng qua đường ray

3.1.1 Bước 1 : Giảm tốc độ  

3.1.2 Bước 2: Dừng hẳn

3.1.3 Bước 3: Quan sát

3.1.4 Bước 4: Lắng nghe

3.1.5 Bước 5: Quan sát lại lần nữa

3.1.6 Bước 6: Băng qua

3.1.7 Bước 7: Dứt khoát

3.2 Trường hợp 2: Kẹt giữa đường ray

3.2.1 Bước 1: Ra ngay khỏi xe

3.2.2 Bước 2: Đừng cố lấy theo thứ gì

3.2.3 Bước 3: Chạy xa đường ray

3.2.4 Bước 4: Chạy ngược theo hướng tàu đang tới

4 Mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường sắt

Quy định khi lái xe qua đường sắt

lái xe qua đường sắt

Trong Luật giao thông đường bộ quy định, ở đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, phương tiện đường sắt sẽ được ưu tiên đi trước, các phương tiện đường bộ bắt buộc phải nhường đường. Khi thấy biển báo hiệu sắp đến đoạn giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xe qua đường sắt cần giảm tốc độ và quan sát hệ thống đèn báo. 

Có rào chắn báo hiệu

lái xe qua đường sắt

Hiện nay, đa số  nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt thường có rào chắn, đèn báo cùng chuông báo hiệu. Khi di chuyển đến gần đường sắt, người tham gia giao thông thấy đèn tín hiệu màu đỏ được bật sáng, chuông báo reo lên cần giảm tốc độ và dừng xe sau rào chắn một khoảng cách nhất định, không nên dừng xe quá sát với rào chắn. Chỉ di chuyển bình thường trở lại khi đèn báo và chuông báo hiệu tắt, rào chắn được mở hết.

Nơi chỉ có đèn tín hiệu không có rào chắn 

lái xe qua đường sắt

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống điều hoà ô tô đúng cách

Tại một số khu vực đoạn giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn chỉ có đèn báo hiệu và chuông báo hiệu. Các phương tiện khác khi di chuyển qua đoạn giao nhau này nếu thấy đèn báo bật sáng, chuông báo reo lên cần chủ động giảm tốc độ cho xe dừng lại. Nên giữ khoảng cách tối thiểu 5m từ tính ray gần nhất. Đợi khi chuông báo hiệu tắt và đèn báo không sáng nữa thì mới cho xe di chuyển bình  thường.

Nơi không có đèn báo hiệu

Trường hợp đoạn nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có đèn báo hiệu hay chuông báo hiệu, người lái cần quan sát  thật cẩn thận hai phía. Nên theo dõi thật kỹ và lắng nghe tiếng đoàn tàu có gần mình hay không thì mới cho lái xe qua đường sắt an toàn nhất. 

Khi dừng xe đợi tàu chạy qua, nên giữ khoảng cách tối thiểu 5m, tuyệt đối không đứng quá sát đường ray. Đợi đến khi tàu chạy qua, quan sát lại một lần nữa, thấy chắc chắn an toàn mới cho xe chạy qua. 

Kinh nghiệm khi lái xe qua đường sắt 

Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ cho tài xế khi lái xe qua đường ray xe lửa

Không cố vượt khi có đèn báo và chuông báo hiệu

Tuyệt đối không cố gắng vượt đường sắt khi đã có đèn báo và chuông báo hiệu, dù rào chắn chưa hạ hết hoặc không có rào chắn. Đã nhiều vụ tai nạn đường sắt xảy ra khi xe ô tô, xe gắn máy cố tình vượt qua đường sắt dù đã có hệ thống báo hiệu. Đừng vì một vài phút vội vàng mà coi thường tính mạng bản thân mình. 

Không băng qua khi phía bên kia đường ray kẹt xe

Nếu như quan sát thấy phía bên kia đường ray có dấu hiệu kẹt xe, tắc nghẽn, nhất định không nên băng qua. Thời điểm này khả năng cao xe bạn sẽ phải đứng giữa đường sắt vì khó có thể di chuyển. Khi xe lửa đi đến thì cũng không vượt qua được do bị tắc nghẽn giữa đám đông. Vì vậy khi băng qua đường ray nên quan sát phía bên kia, nếu đường thông thoáng thì mới cho xe chạy qua. Nếu thấy tình trạng kẹt xe, không đảm bảo được khoảng cách an toàn với đường ray thì nên dừng xe lại để đợi tàu chạy qua hẳn. 

Kỹ năng lái xe qua đường sắt an toàn 

lái xe qua đường sắt

Tàu hỏa mất nhiều thời gian để dừng hẳn hơn ô tô vì tàu hỏa luôn di chuyển với tốc độ cao, đường ray riêng, có quán tính lớn. Ví dụ cụ thể khi tàu đang chạy ở tốc độ khoảng 80km/h thì cần khoảng 500-600 m để dừng hẳn. Nếu như vật cản có khoảng cách dưới 200m so với tàu thì sẽ không thể áp dụng phanh khẩn cấp vì quãng đường ngắn khiến gia tốc giảm quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách trên tàu.

Để lái xe qua đường sắt an toàn, tài xế cần trang bị đủ những kỹ năng cơ bản cần thiết như một số kinh nghiệm chia sẻ sau đây. 

Trường hợp 1: Chủ động băng qua đường ray

Ngay khi phát hiện sắp tới đoạn đường giao nhau với đường sắt, tài xế chủ động giảm tốc độ để có thời gian quan sát xung quanh và nên bật đèn tín hiệu.

Nên dừng xe cách đường ray ít nhất 5m. Các khoang tàu bao giờ cũng có thiết kế rộng hơn đường ray và quán tính lớn có thể va chạm vào những vật thể đứng gần tàu khi tàu chạy qua với tốc độ cao.

Nhớ quan sát kỹ cả hai hướng để chắc chắn an toàn tuyệt đối. Nếu có đèn tín hiệu nên dừng lại đợi khi tàu qua hẳn.

Hạ cửa kính, tắt đài radio, nhạc, để tăng tầm nhìn cũng như lắng nghe âm thanh còi của tàu

Giống như khi băng qua ngã tư đường, nên quan sát hai hướng rồi lặp lại lần nữa.

Nếu đang lái xe số sàn, nên để số ở cấp nhỏ để xe có lực kéo lớn rồi cẩn thận băng qua đường ray

Một khi tài xế đã nhấn ga lao lên thì phải cho xe băng qua thật dứt khoát, không được phân tâm kể cả khi có tiếng còi hú hay đèn tín hiệu bật sáng đi chăng nữa cũng không được dừng lại, vì xe đang ở trên đường ray của tàu.

Trường hợp 2: Kẹt giữa đường ray

Trường hợp chẳng may một lý do nào đó, xe đang băng qua đường ray thì bị chết máy và kẹt lại giữa đường ray. Hãy nắm các bước sau đây để xử lý kịp thời. 

Không bấm còi hoặc đèn khẩn cấp để hy vọng tàu sẽ dừng, vì tàu không thể có khả năng dừng ngay lập tức trong khoảng cách ngắn. Hành động sáng suốt nhất lúc này là ra ngay khỏi xe, giúp đỡ những hành khách trên xe cùng ra ngoài nhanh nhất có thể.

Tất cả những vật dụng cá nhân không quan trọng trên xe đừng cố gắng níu lại để mang theo, chỉ làm tốn thêm thời gian và gây rủi ro cho bản thân.Vật duy nhất nên mang theo là điện thoại di động để liên lạc với người thân, cứu hộ hoặc cảnh sát khi cần thiết

Sau khi ra khỏi xe, hãy chạy xa đường ray là cách giảm thiểu rủi ro

lái xe qua đường sắt

Khi thoát khỏi đường ray và tàu đang gần đến thì đừng cố chạy theo hướng tàu để thoát mà phải chạy ngược lại hướng tàu tới. Vì nếu chạy theo hướng tàu để thoát thì khi tàu va chạm với xe, các mảnh vỡ vụn của xe sẽ bay trong không khí và khả năng gây sát thương cao.

Một trường hợp khác khi quan sát không thấy chiếc tàu nào đến trong cự ly tầm mắt hãy liên lạc ngay cho nhân viên ngành đường sắt gần đó hoặc cứu hộ, cảnh sát… để có cách xử lý tốt nhất. Ngoài ra, những người đi đường có kinh nghiệm thường có cách áp tai xuống đường ray để xác định thời gian tàu tới. Sau đó, tay quay tiếp tục thành đường tròn, ban đêm cầm thêm vật phát sáng để báo hiệu cho tàu biết và dừng lại.

Mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường sắt

lái xe qua đường sắt

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng đối với các trường hợp vi phạm sau:

  • Lỗi vượt rào chắn khi rào chắn đang dịch chuyển
  • Lỗi vượt đường ray khi đèn đỏ đã bật sáng
  • Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác chắn.

Hành vi vi phạm

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định

Phạt tiền từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng (Khoản 6 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường sắt

Không tuân thủ chỉ dẫn của đèn báo hiệu và vạch kẻ đường

Vượt rào chắn khi phương tiện đường sắt đang lưu thông

Phạt tiền từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định bổ sung 123/2021/NĐ-CP)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 1 - 3 tháng.

Lỗi vượt đèn đỏ đường sắt khi đã được bật

Không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của nhân viên gác khu vực đường sắt

>>> Xem thêm: Những cách xử lý khi nổ lốp xe ô tô trên đường đi

Hy vọng sau bài viết chia sẻ về những kinh nghiệm lái xe qua đường sắt có thể giúp các bác tài nắm cho mình những cách xử lý tình huống cơ bản nhất khi xe gặp vấn đề nguy hiểm trong thời điểm xe đang lưu thông qua đường sắt. 

Suzuki Bình Dương Ngôi Sao tự hào là đại lý cung cấp nhưng sản phẩm xe ô tô – xe thương mại Suzuki chất lượng hàng đầu, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng. Giá cả phù hợp với túi tiền của khách hàng khi chọn mua xe tại Đại lý. Liên hệ ngay Hotline: 0921.911.921 đế nhận được hỗ trợ giá tốt nhất thị trường

  • Địa chỉ : 184C/1 KP 1A, P.An Phú, TP.Thuận An, T. Bình Dương (NGAY VÒNG XOAY AN PHÚ)
  • Giờ làm việc: 8h – 17h (tất cả các ngày trong tuần)
  • Hotline: 0921.911.921 liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.!
  • Email: binhduongngoisao@gmail.com
  • Website: www.binhduongngoisao.vn

CAM KẾT GIÁ CẠNH TRANH NHẤT THỊ TRƯỜNG.!

Các tin khác
HELLO SUMMER - ƯU ĐÃI KHỦNG
0