Sự khác nhau giữa chạy động cơ xăng hay động cơ dầu? Máy xăng và máy dầu cái nào tốt hơn? Tại sao xe này dùng động cơ Diesel mà không dùng xăng, ... Vấn đề này luôn được nhiều người sử dụng thắc mắc và tranh luận. Vậy sự khác biệt giữa hai loại động cơ này ra sao? Ưu nhược điểm của động cơ xăng và động cơ dầu Diesel thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu ra sự khác biệt, ưu và nhược điểm của hai loại động cơ này giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về hai loại động cơ.
Động cơ xăng và động cơ dầu dầu là 2 phiên bản động cơ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Đặc điểm khác biệt cũng như ưu, nhược điểm của mỗi động cơ là gì? Động cơ xăng và dầu là 2 kiểu động cơ ô tô phổ biến tại Việt Nam. Tìm hiểu về động cơ của xe ô tô cùng những ưu, nhược điểm của 2 dòng động cơ này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định mua xe một cách dễ dàng hơn.
MỤC LỤC
1. Thông tin cơ bản về động cơ xăng và động cơ dầu diesel
2. Điểm khác nhau giữa động cơ xăng và động cơ dầu diesel
3. So sánh nguyên lý hoạt động của động cơ xăng và động cơ dầu diesel
4. Ưu nhược điểm của động cơ xăng và động cơ dầu diesel
Thông tin cơ bản về động cơ xăng và động cơ dầu diesel
Động cơ xăng là gì?
Với xe chạy bằng động cơ xăng, hỗn hợp xăng và không khí được nén ở áp suất phù hợp. Vào cuối kỳ nén, hỗn hợp đã nén được bugi phát ra tia lửa điện đốt cháy. Piston đẩy từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới do lượng nhiệt lớn từ quá trình này sinh ra. Kết quả là trục khuỷu quay và truyền chuyển động tới hộp số rồi tới các bánh xe.
Động cơ xăng không thể thiếu bugi, đây cũng là dấu hiệu nhận biết hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.
Động cơ dầu diesel là gì?
Xem thêm: CÁCH KHẮC PHỤC ĐỔ NHẦM NHIÊN LIỆU TRÊN XE Ô TÔ
Khác với động cơ xăng, động cơ dầu/diesel không cần bugi để tạo tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí nạp. Ở cuối kỳ nén đầu kỳ cháy giãn nở, người ta sẽ phun dầu diesel vào buồng cháy ở máy động cơ dầu. Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén, quá trình tự cháy sẽ diễn ra.
Bên cạnh đó, một số động cơ dầu/diesel sẽ có thêm một bugi sưởi. Vào mùa đông, không khí nén không tạo đủ nhiệt độ và áp suất để khi phun diesel quá trình tự cháy có thể xảy ra. Lý do là buồng cháy trong động cơ quá lạnh. Lúc này, bugi sưởi ấm có tác dụng làm nóng buồng cháy trước khi khởi động động cơ.
Điểm khác nhau giữa động cơ xăng và động cơ dầu diesel
- Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công nhờ quá trình nén hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh.
- Động cơ xăng sử dụng nhiên liệu là xăng, sinh công bằng quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi.
So sánh nguyên lý hoạt động của động cơ xăng và động cơ dầu diesel
Thì |
Động cơ Diesel |
Động cơ xăng |
Hút |
Hút không khí vào xi lanh |
Hút hòa khí ( xăng + không khí) vào xi lanh |
Nén |
Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao: P = (30 - 35) Kg/cm² T = (500 - 600)°C Cuối quá trình nén, dầu được phun sớm vào buồng đốt. |
Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn: P = (8 - 10) Kg/cm² T = (200 - 300)°C Cuối quá trình nén, bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí. |
Sinh Công |
Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ. |
Bugi phát tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ. |
Xả |
khí thải được xả ra ngoài qua supap xả. |
Khí xả được thải ra ngoài qua supap xả. |
Ưu nhược điểm của động cơ xăng và động cơ dầu diesel
Ưu điểm của động cơ xăng và động cơ dầu
- Hiệu suất động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng (1,5 lần).
- Dầu Diesel rẻ tiền hơn xăng.
- Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.
- Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.
- Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng vặt.
- Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ xăng.
Nhược điểm của động cơ xăng và động cơ dầu
- Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng.
- Tỉ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn.
- Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ Diesel có độ chính xác rất cao (sai số 1/100mm) như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn.
- Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có máy chuyên dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao.
- Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.
- Động cơ Diesel gây ồn và hôi hơn động cơ xăng. (Điều này đã được khắc phục nhiều bằng các công nghệ tiên tiến).
Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NÀO CẦN THAY NHỚT XE TẢI?
Động cơ xăng và động cơ dầu đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nhà sản xuất đã áp dụng hai loại động cơ này trên xe để phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi dòng xe riêng biệt. Để cảm nhận và yêu thích một chiếc xe êm ái mượt mà như động cơ xăng hay mạnh mẽ và tiết kiệm như động cơ Diesel còn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Qua bài viết này mong mọi người sẽ có thêm kiến thức về hai loại động cơ này và dễ dàng lựa chọn hơn cho mục đích sử dụng xe của mình.
Suzuki Bình Dương Ngôi Sao hiện tại đang là đơn vị chuyên phân phối xe Suzuki với động cơ máy xăng trên thị trường với chất lượng và giá thành cực hấp dẫn. Với đội ngũ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe.
- Địa chỉ : 184C/1 KP 1A, P.An Phú, TP.Thuận An, T. Bình Dương (NGAY VÒNG XOAY AN PHÚ)
- Giờ làm việc: 8h – 17h (tất cả các ngày trong tuần)
- Hotline: 0921.911.921 liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.!
- Email: binhduongngoisao@gmail.com
- Website: binhduongngoisao.vn
CÔNG TY TNHH Ô TÔ SUZUKI BÌNH DƯƠNG NGÔI SAO - ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC CỦA SUZUKI VIỆT NAM
Khám phá hoạt động túi khí SRS để đảm bảo an toàn khi lái xe
Suzuki XL7 chạy xăng hay dầu? Ưu nhược điểm của từng loại động cơ
Trải nghiệm Suzuki XL7: Đánh giá toàn diện cho mẫu SUV gia đình
Khám Phá Hội Suzuki XL7: Kết Nối Đam Mê và Chia Sẻ Kinh Nghiệm
Chưa biết cách gắn cruise control cho XL7 như thế nào? Tìm hiểu ngay
Bảo dưỡng Suzuki XL7 - Hướng dẫn chi tiết
Cập nhật bảng giá phụ tùng suzuki xl7 2024 mới nhất
Biển số định danh là gì? Những thay đổi về cấp biển số xe 2024
3 Cách tra cứu phạt nguội ô tô nhanh và chính xác 2024
Thời hạn đăng kiểm xe ô tô: Quy định mới nhất và ảnh hưởng tới chủ xe