Động cơ Diesel có tác dụng như thế nào trên xe ô tô

Động cơ Diesel có tác dụng như thế nào trên xe ô tô

Động cơ Diesel có lẽ không xa lạ gì trong cuộc sống hiện nay. Nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như tàu thủy, xe hơi,… Động cơ Diesel được sáng chế bởi Rudolf Diesel-một kỹ sự người Đức vào năm 1892. Vậy động cơ Diesel là gì? Nó có ưu và nhược điểm như thế nào? Động cơ Diesel có khác gì so với động cơ xăng?. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những chiếc xe với máy dầu vẫn rất được ưa chuộng - đặc biệt là với những tay lái đầy kinh nghiệm. Thậm chí, các dòng xe sử dụng diesel luôn là lựa chọn số một tại nhiều thị trường xe lớn trên thế giới như châu Âu hay Mỹ. Vì sao lại như vậy? Trong bài viết này, Suzuki Bình Dương Ngôi Sao sẽ cùng tìm hiểu một số ưu điểm rõ nét nhất mà những chiếc xe với động cơ dầu mang lại. Hãy cùng Suzuki Bình Dương Ngôi Sao tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

MỤC LỤC

1. Động cơ Diesel là gì?

2. Phân loại bơm phun nhiên liệu động cơ diesel

2.1 Bơm cao áp kiểu vạn năng

2.2 Bơm cao áp phân phối

2.3 Bơm cao áp vòi phun kết hợp

2.4 Bơm cao áp riêng biệt

2.5 Hệ thống Common Rail

2.6 Đầu kim phun

2.6.1 Đặc điểm chính đầu kim phun

2.6.2 Loại đầu phun

2.6.3 Bơm phun nhiên liệu Diesel

3. Cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

3.1 Sự điều chỉnh sức mạnh trên động cơ Diesel

3.2 Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

3.3 Yêu cầu của động cơ diesel

3.4 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

3.4.1 Bình chứa nhiên liệu

3.4.2 Lọc nhiên liệu

3.4.3 Vòi phun

3.4.4 Bơm phun nhiên liệu

4. Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel

4.1 Đặc điểm

4.2 Chu kỳ của động cơ diesel

4.2.1 Kỳ nạp

4.2.2 Kỳ nén

4.2.3 Kỳ cháy và giãn nở

4.2.4 Kỳ thải

4.3 Hiệu suất của động cơ diesel

5. Ưu điểm của động cơ Diesel

5.1 Chi phí di chuyển thấp hơn xe động cơ xăng

5.2 Vận hành bền bỉ trong nhiều điều kiện 

5.3 Sức kéo tốt hơn

5.4 Không cần căn chỉnh nhiều thành phần

5.5 An toàn hơn trong va chạm  

5.6 Ngày càng bớt ồn ào 

6. So sánh động cơ Diesel và động cơ xăng

6.1 Nguyên lý hoạt động

6.2 Ưu điểm của động cơ Diesel so với động cơ xăng

6.3 Nhược điểm của động cơ Diesel so với động cơ xăng

Động cơ Diesel là gì?

Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong, khác với động cơ xăng (hay động cơ ô tô). Sự cháy của nhiên liệu, tức dầu diesel, xảy ra trong buồng đốt khi piston đi tới gần điểm chết trên trong kỳ nén, là sự tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén. Dưới đây là những khái quát về hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.

Do sự phát triển như vũ bão của công nghệ, ứng dụng của động cơ xăng hiện nay trong ngành ô tô đã bị giảm thiểu đi rất nhiều. Thay vào đó là các động cơ mạnh mẽ hơn, hiện đại và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Các dòng xe sang như Mercedes hay BMW đã ngừng sản xuất một số mẫu xe sử dụng động cơ Diesel. Tuy nhiên, ở phân khúc phổ thông, đây vẫn là động cơ được ưu tiên lựa chọn. Có thể kể đến một số cái tên như Mazda 6, Mazda Cx-5, Kia Cerato, Ford, Nissan hay Chevrolet,…

Phân loại bơm phun nhiên liệu động cơ diesel

Bơm cao áp kiểu vạn năng

Trục cam của bơm cao áp được dẫn động từ trục khuỷu, số phân bơm của bơm cao áp sẽ bằng số xy-lanh, các phân bơm có thể được bố trí 1 dãy hoặc 2 dãy theo hình chữ V. Bơm cao áp kiểu vạn năng được sử dụng cho các động cơ V-2, D-6…
Mỗi phân nhánh của bơm cao áp sẽ bao gồm các chi tiết: piston, xilanh, trục cam, con đội, lo xo, van cao áp…Bơm cao áp loại này có thể được sử dụng cho một họ các động cơ có công suất khác nhau. Trên cùng một thân bơm có thể lắp các cặp piston xilanh có đường kính khác nhau nhưng phải có chung hành trình piston. Ngoài ra, nhờ cấu tạo linh hoạt của thân bơm, cho phép thay đổi thứ tự làm việc của xi-lanh.

Bơm cao áp phân phối

Thực hiện đồng thời 2 chức năng: bơm và phân phối nhiên liệu cho các xilanh do piston của bơm cao áp có thể chuyển động tịnh tiến với chuyển động quay. Bơm cao áp phân phối được chia thành nhiều loại:

– Kiểu dùng đôi plunger: plunger thực hiện chức năng của bộ phân phối cho các xy-lanh bằng cách vừa chuyển động tịnh tiến để bơm nhiên liệu vừa quay để phân phối nhiên liệu
– Kiểu roto: roto sẽ thực hiện chức năng của bộ phân phối cho các xy-lanh bằng cách plunger nằm trong roto chuyển động tịnh tiến để bơm nhiên liệu, roto quay để phân phối.

  • Điều chỉnh bằng thời điểm cắt nhiên liệu
  • Điều chỉnh bằng tiết lưu đường nạp
  • Thay đổi hành trình plunger
  • Điều chỉnh độ nâng van.

Bơm cao áp vòi phun kết hợp

  • Bao gồm 2 loại: hệ thống vòi phun kết hợp UIS và bơm cao áp thiết kế liền khối với vòi phun bố trí trên nắp máy. Loại bơm cao áp này được sử dụng trên các động cơ diesel 2 kỳ và các loại xe tải hạng nặng.

Bơm cao áp riêng biệt

  • Là loại bơm cao áp đơn, loại bơm này được sử dụng cho các loại động cơ từ vài mã lực đến hàng trăm mã lực. Trên động cơ buộc phải trang bị số bơm phun cao áp bằng đúng số xy-lanh. Kết cấu hệ thống riêng biệt, cấu tạo đơn giản, dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng. Giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, việc phân phối nhiên liệu tới các xy-lanh là không đồng đều.

Hệ thống Common Rail

  • Lưu trữ nhiên liệu áp suất cao trong ống Rail và phun nhiên liệu vào xilanh của động cơ với thời điểm phun được điều khiển bởi bộ điều khiển động cơ ECU, cho phép phun nhiên liệu áp suất cao không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. Kết quả là, hệ thống Common Rail có thể làm giảm các chất gây hại như oxit nitơ(NOx) và phần tử hạt(PM) thải ra và tăng công suất động cơ.
  • Động cơ Diesel với khả năng kinh tế khi sử dụng nhiên liệu và mạnh mẽ, đang ngày càng phổ biến.Sự phát triển của hệ thống Common Rail là một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao khả năng của động cơ Diesel. DENSO đã đưa ra hệ thống Common Rail đầu tiên trên thế giới từ năm 1995 và từ đó kéo theo sự phát triển của công nghệ động cơ Diesel nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật về khí thải trên toàn thế giới. Hệ thống điều khiển động cơ Diesel của DENSO sẽ mở rộng bao gồm cả khí nạp vào và điều khiển tái tuần hoàn khí xả (EGR) và xử lý khí thải, thêm nữa hệ thống Common Rail là lõi của cả hệ thống điều khiển.
  • Hệ thống Common Rail lưu trữ nhiên liệu áp suất cao trong ống Rail và phun nhiên liệu vào xylanh của động cơ với thời điểm phun được điều khiển bởi bộ điều khiển động cơ ECU, cho phép phun nhiên liệu áp suất cao không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. Kết quả là, hệ thống Common Rail có thể làm giảm các chất gây hại như oxit nitơ (NOx) và phần tử hạt (PM) thải ra và tăng công suất động cơ.
  • DENSO dẫn đầu trong công nghiệp làm tăng áp suất nhiên liệu và tối đa hóa chính xác thời điểm phun và lượng phun, nhằm đạt được khí thải sạch hơn và động cơ mạnh hơn. Hệ thống Common Rail của DENSO được cung cấp tới nhiều loại xe khác nhau bao gồm xe khách và xe thương mại.

Đầu kim phun

Đặc điểm chính đầu kim phun

  • Đầu kim phun nhiên liệu (sau đây gọi là “đầu phun”) được giữ trong bộ giữ đầu phun và gắn vào đầu xylanh động cơ. Nhiên liệu được nén dưới áp suất cao bởi bơm phun nhiên liệu, thông qua ống thép tới đầu phun. Sau đó nhiên liệu được phun từ đầu phun vào buồng đốt.
  • Nhiên liệu được phun tản ra trong xylanh, sau đó nhiên liệu đạt áp suất cao và tiếp xúc với không khí, nhiên liệu tự bốc cháy. Tuy nhiên, lượng nhiên liệu được phun từ đầu phun là yếu tố quan trọng để đạt được quá trình đốt cháy thuận lợi. Do vậy sử dụng đầu phun tốt thích hợp với động cơ sẽ tác động lớn tới khả năng hoạt động của động cơ.

Loại đầu phun

  • Loại đầu phun như hình trên được sử dụng cho loại động cơ phun trực tiếp. Đầu phun dạng chốt được sử dụng chủ yếu trên động cơ với một buồng trước, như loại buồng đốt trước hoặc loại động cơ buồng xoáy.

Bơm phun nhiên liệu Diesel

  • Hệ thống phun nhiên liệu bao gồm bơm phun nhiên liệu, đầu phun, một bộ lọc nhiên liệu và một bình chứa nhiên liệu. Nhiên liệu được hút từ bình chứa nhiên liệu bởi bơm cấp được lọc qua bộ lọc nhiên liệu, và được đưa tới bơm phun . Nhiên liệu (được chuyển tới bơm phun) được điều áp chuyển sang trạng thái có áp suất cao, và được chuyển qua ống thép tới đầu phun. Nhiên liệu được phun trong trạng thái phân tử vào buồng đốt, nơi sự đốt cháy xảy ra.
  • Một phần của nhiên liệu được chuyển tới để bôi trơn phần trượt của đầu phun và trở về bình nhiên liệu qua ống quá tải. Nhằm ngăn ngừa nhiên liệu chuyển tới bơm phun trở nên vượt quá áp suất cho phép, một van quá tải được gắn trong bộ lọc nhiên liệu hoặc ở ngay trên bơm phun. Nếu áp suất cấp từ bơm cấp vượt quá giá trị cho phép, van quá tải mở để cho lượng nhiên liệu thừa trở về bình chứa nhiên liệu thông qua ống quá tải.

Cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS MỚI NHẤT

Sự điều chỉnh sức mạnh trên động cơ Diesel

Động cơ Diesel không có bướm ga điều khiển công suất động cơ như động cơ xăng. Công suất của động cơ xăng được kiểm soát bằng đóng và mở bướm ga, do đó kiểm soát lượng hỗn hợp nhiên liệu vào. Tuy nhiên, động cơ Diesel kiểm soát công suất động cơ bằng điều chỉnh lượng mức độ phun nhiên liệu.

Hơn nữa, khi hành trình đốt cháy bắt đầu với việc phun nhiên liệu, nó cũng điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu. Điều này tương ứng với thời điểm đánh lửa của động cơ xăng.

Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

  • Cung cấp nhiên liệu cần thiết tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ.
  • Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xi lanh động cơ đúng thời điểm và đúng thứ tự thì nổ.
  • Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu vào buồng đốt.

Yêu cầu của động cơ diesel

  • Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy định.
  • Các lọc phải sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.
  • Các chi tiết phải chắc chắn, có độ chính xác cao, dễ chế tạo.
  • Dễ dàng trong việc bảo dưỡng và sửa chữa.

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

Bình chứa nhiên liệu

  • Chứa nhiên liệu và cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

Lọc nhiên liệu

  • Nhiên liệu từ bình nhiên liệu được bơm nhiên liệu qualọc thô rồi đến lọc tinh rồi đến bơm phun nhiên liệu. Tác dụng của lọc nhiên liệu là làm sạch nhiên liệu, tách nước có trong nhiên liệu từ đó tạo ra công suất lớn nhất cho động cơ.

Vòi phun

  • Nhiên liệu nén ở áp suất cao từ bơm phun nhiên liệu thành dạng sương bằng cách phun vào buồng đốt. Động cơ Diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt. Nhiên liệu được phun vào ở áp suất và tốc độ cao, tạo màn sương trộn với không khí dễ dàng hơn và cải thiện quá trình bắt lửa. Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại các loại vòi phun.

Bơm phun nhiên liệu

  • Bơm phun bơm nhiên liệu đẩy nhiên liệu đến từng vòi phun. Bơm phun có chức năng kiểm soát lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu.

Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel

Đặc điểm

  • Nén đánh lửa: Do nén gần như đoạn nhiệt, nhiên liệu bốc cháy mà không có bất kỳ thiết bị đánh lửa nào như bugi.
  • Sự hình thành hỗn hợp bên trong buồng đốt: Không khí và nhiên liệu được trộn trong buồng đốt chứ không phải trong ống dẫn khí vào.
  • Điều chỉnh tốc độ động cơ chỉ bằng chất lượng hỗn hợp: Thay vì điều tiết hỗn hợp nhiên liệu-không khí, lượng mô-men xoắn được tạo ra (dẫn đến chênh lệch tốc độ quay của trục khuỷu) chỉ được thiết lập bằng khối lượng nhiên liệu được phun, luôn luôn trộn với càng nhiều không khí càng tốt.
  • Hỗn hợp nhiên liệu-không khí không đồng nhất: Sự phân tán không khí và nhiên liệu trong buồng đốt không đồng đều.
  • Tỷ lệ không khí cao: Do luôn chạy với không khí nhiều nhất có thể và không phụ thuộc vào hỗn hợp chính xác của không khí và nhiên liệu, động cơ diesel có không khí tỷ lệ nhiên liệu nghèo hơn so với phép đo lường.
  • Khi đốt cháy, trước tiên oxy phải khuếch tán vào ngọn lửa, thay vì phải trộn oxy và nhiên liệu trước khi Ngọn lửa khuếch tán đốt, điều này sẽ dẫn đến ngọn lửa trộn sẵn.
  • Nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao: Vì động cơ diesel chỉ dựa vào nén đánh lửa, nhiên liệu có hiệu suất đánh lửa cao (chỉ số Cetane) là lý tưởng cho hoạt động của động cơ thích hợp, nhiên liệu có khả năng chống va đập tốt (chỉ số octan) như xăng là tối ưu cho động cơ diesel.

Chu kỳ của động cơ diesel

Kỳ nạp

Piston còn nằm ở ĐCT. Lúc này trong thể tích buồng cháy Vc còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Trên đồ thị công, vị trí bắt đầu kỳ nạp tương ứng với điểm r. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến ĐCD, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp. Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp pk (Dpk » 0,01- 0,03Mpa). Sự giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xilanh. Trên đồ thị công, kỳ nạp được thể hiện qua đường r-a. Áp suất môi chất đối với động cơ ta xét bằng với áp suất khí quyển.(lúc này áp suất trong buồng đốt sẽ lớn hơn áp suất khí quyển, như thê không khí bên ngoài sẽ được nạp nhanh và nhiều hơn vào trong xi lanh).

Kỳ nén

Piston chuyển dịch từ ĐCD ,đến ĐCT, các xupap hút và xả đều đóng, môi chất bên trong xilanh bi nén lại. Cuối kỳ nạp khi pittông còn ở tại ĐCD, áp suất môi chất bên trong xilanh pa còn nhỏ hơn pk. Đầu kỳ nén, pittông từ ĐCD đến ĐCT khi tới điểm áp suất bên trong xilanh mới đạt tới giá trị pk. Do đó, để hoàn thiện quá trình nạp người ta vẫn để xupap nạp tiếp tục mở (trước điểm a’). Việc đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xilanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh. Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên. Giá trị của áp suất cuối quá trình nén pc (tại điểm c) phụ thuộc vào tỷ số nén e, độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt của thành vách xilanh và áp suất của môi chất ở đầu quá trình nén pa. Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phía ở lân cận ĐCT. Do đó việc phun nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi pittông đến ĐCT. Trên đồ thị công kỳ nén được thể hiện qua đường cong a-c.

Kỳ cháy và giãn nở

Đầu kỳ cháy và giãn nở, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy nhanh. Do có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và áp suất môi chất tăng mạnh, mặt dù thể tích làm việc có tăng lên chút ít (đường c-z trên đồ thị công). Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra, pittông tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong xilanh. Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành trình công tác (sinh công). Trên đồ thị kỳ cháy và giãn nở được biểu diễn qua đường c-z-b.

Kỳ thải

Kỳ thải trong kỳ này, động cơ thực hiện quá trình xả sạch khí thải ra khỏi xilanh. Piston chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí thải ra khỏi xilanh qua đường xupap thải đang mở vào đường ống thải, do áp suất bên trong xilanh ở cuối quá trình thải còn khá cao, nên xupap xả bắt đầu mở khi pittông còn cách ĐCD 430 góc quay của truc khuỷu. nhờ vậy, giảm được lực cản đối với pittông trong quá trình thải khí và nhờ sự chênh áp lớn tạo sự thoát khí dễ dàng từ xilanh ra đường ống thải, cải thiện được việc quét sạch khí thải ra khỏi xilanh động cơ. Trên đồ thị công, kỳ thải được thể hiện qua đường b-r. Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo pittông sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình tự chu trình công tác động cơ nói trên. Để thải sạch sản phẩm cháy ra khỏi xilanh, xupap xả không đóng tại vị trí ĐCT mà chậm hơn một chút, sau khi pittông qua khỏi ĐCT 170 góc quay trục khuỷu, nghĩa là khi đã bắt đầu kỳ một. Để giảm sức cản cho quá trình nạp, nghĩa là cửa nạp phải được mở dần trong khi pittông đi xuống trong kỳ một, xupap nạp cũng được mở sớm một chút trước khi pittông đến điểm chết trên 170 góc quay trục khuỷu. Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở.

Hiệu suất của động cơ diesel

Do tỷ số nén cao, động cơ diesel có hiệu suất cao và việc không có van tiết lưu có nghĩa là tổn thất trao đổi điện tích khá thấp, dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu cụ thể thấp, đặc biệt là trong các tình huống tải trung bình và thấp. Điều này làm cho động cơ diesel rất kinh tế. Mặc dù động cơ diesel có hiệu suất lý thuyết là 75%, nhưng trong thực tế, nó thấp hơn nhiều. Trong bài tiểu luận năm 1893 Lý thuyết và chế tạo động cơ nhiệt thuần túy , Rudolf Diesel mô tả rằng hiệu quả hiệu quả của động cơ diesel sẽ nằm trong khoảng 43,2% đến 50,4%, hoặc thậm chí cao hơn. Động cơ diesel xe khách hiện đại có thể có hiệu suất lên tới 43%, trong khi động cơ trong xe tải diesel lớn và xe buýt có thể đạt hiệu suất cao nhất khoảng 45%. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình trong một chu kỳ dẫn động thấp hơn hiệu suất cao nhất. Ví dụ: có thể là 37% cho một động cơ có hiệu suất cao nhất là 44%.  Hiệu suất động cơ diesel cao nhất lên tới 55% đạt được nhờ động cơ diesel thủy phi cơ hai kỳ lớn

Ưu điểm của động cơ Diesel

Chi phí di chuyển thấp hơn xe động cơ xăng

Nhắc tới lý do để đến với xe với động cơ dầu, hầu hết người dùng đều sẽ nhắc ngay tới thực tế khả năng sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Nói cách khác, chi phí di chuyển với những mẫu xe máy dầu sẽ thấp hơn so với các dòng máy xăng - thậm chí trong nhiều trường hợp có thể lên tới 25-30%. Khi kết hợp yếu tố này với dung tích bình nhiên liệu thường nhỉnh hơn của xe máy dầu, không khó để nhận ra một trong những lý do để người dùng chuyên nghiệp thường xuyên chọn động cơ dầu cho các hành trình vùng sâu vùng xa hay các tuyến đường trường, đơn thuần vì khoảng hành trình đi được thường cũng tương ứng dài hơn đáng kể. 

Vận hành bền bỉ trong nhiều điều kiện 

Xem thêm: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ESP MỚI NHẤT

Một trong những lý do để động cơ dầu luôn hiện diện trên các dòng xe cỡ lớn như SUV, bán tải hay xe thương mại (xe tải, xe buýt...) chính là do chúng được chế tạo hướng tới sự bền bỉ vượt trội trong vận hành. So với động cơ xăng, động cơ dầu thường có tỉ số nén cao hơn, duy trì hiệu quả vận hành theo thời gian tốt hơn. Không hiếm xe sử dụng dầu diesel có thể vượt mốc 1,2 triệu km trên đồng hồ công tơ mét mà vẫn vận hành trơn tru.

Như vậy, nếu bạn mua lại một chiếc xe cũ với động cơ dầu, giá trị sử dụng về lâu dài luôn tốt hơn một chiếc xe với động cơ xăng - kể cả khi số km trên đồng hồ là ngang nhau. Ngoài ra, mật độ sửa chữa, bảo dưỡng thường cũng thường sẽ ít hơn, giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Sức kéo tốt hơn

Khác với động cơ xăng, các loại động cơ dầu cùng dung tích và số xy lanh luôn chiếm ưu thế về mô men xoắn - đặc biệt là ở đầu dải tua máy. Với kết cấu bốn xy lanh thẳng hàng dung tích 2.8L, máy dầu dễ dàng đạt được mô men xoắn trên 450Nm ngay từ tua máy chỉ khoảng 1.500-1.800 vòng/phút. Trong khi đó, để đạt được mức này, động cơ xăng sẽ phải cần tới loại V8 4.7L (nếu không dùng hệ thống tăng áp), nhưng cũng phải từ tua máy 3.400 vòng/phút trở lên - nghĩa là trễ hơn rất nhiều.

Mô men xoắn lớn đem lại khả năng tải và kéo trọng lượng nặng tốt hơn, trong khi việc đạt được mức cực đại ngay ở tua thấp cũng giúp chiếc xe đề pa linh hoạt hơn khi tải nặng, thuận lợi trong việc chinh phục các địa hình khó. Đây cũng chính là lý do tại sao các dòng xe thương mại thường hướng tới động cơ dầu.

Không cần căn chỉnh nhiều thành phần

Với những người dùng xe với động cơ xăng lâu năm, việc căn chỉnh các thành phần đánh lửa như cao áp, bugi, bộ đề... là kĩ năng không lạ gì. Với xe động cơ dầu, điều này không cần thiết nguyên tắc vận hành, kết cấu... đều khác biệt. Việc bớt đỏng đảnh hơn như vậy cũng là một trong những thế mạnh để xe động cơ dầu mạnh dạn di chuyển ở những khu vực hoang vu, xa xôi mà không quá lo lắng về rủi ro.

An toàn hơn trong va chạm  

Có lẽ đây là ưu thế không cần tranh cãi của động cơ dầu. Trong khi xăng có thể bùng cháy chỉ với một tia lửa dù là nhỏ nhất, dầu diesel cần có áp suất phù hợp để kích nổ. Như thế, trong các tình huống rủi ro va chạm, nhiên liệu rò rỉ ra ngoài cũng không thể gây nguy hiểm cho hành khách bên trong khoang lái và những người xung quanh được. 

Ngày càng bớt ồn ào 

Chỉ cần đứng cạnh hai chiếc xe với động cơ xăng và dầu diesel, bạn dễ dàng nhận thấy máy xăng êm ái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, các loại động cơ dầu đã được cải tiến rất nhiều về phương diện này. Sự phát triển của công nghệ cũng cho phép các loại động cơ bốn xy lanh với tỉ số nén cao, ít ồn ào, dần thay thế các loại V6 cồng kềnh.

Mặt khác, khoang lái trên các dòng xe hiện đại ngày càng được cách âm và chống ồn tốt hơn - đặc biệt là trên những chiếc xe sang. Sự hiện diện của công nghệ Hybrid cũng giúp cho việc vận hành xe động cơ dầu trở nên dễ chịu hơn rất nhiều - do mô tơ điện đảm nhận việc di chuyển ở tốc độ chậm (thường là trong bãi đỗ, trong nhà hoặc chuẩn bị có người lên, xuống xe), giúp giảm thiểu tiếng ồn và mùi khó chịu. Vì thế, trừ khi ngồi sau tay lái, bạn sẽ khó lòng nhận ra sự khác biệt giữa xe máy xăng và máy dầu hiện đại nếu chỉ đóng vai hành khách.

So sánh động cơ Diesel và động cơ xăng

Nguyên lý hoạt động

Xem thêm: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN Ô TÔ

  • Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu là dầu diesel, không sử dụng bugi đánh lửa, động cơ sinh công thông qua việc nén ép hỗn hơn nhiên liệu hoặc không khí trong xy lanh.
  • Sử dụng nhiên liệu là xăng, sản sinh công bằng bugi đánh lửa, đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xy lanh

Ưu điểm của động cơ Diesel so với động cơ xăng

  • Hiệu suất: lớn hơn 1,5 lần so với động cơ xăng
  • Chi phí: rẻ hơn rất nhiều so với động cơ xăng
  • Mức tiêu hai nhiên liệu: thấp hơn động cơ xăng
  • Mức độ an toàn: Ít gây nguy hiểm hơn động cơ xăng vì nhiên liệu Diesel bốc cháy trong điều kiện nhiệt độ bình thường
  • Độ bền: ít hư hỏng hơn vì không có bugi và bộ chế hòa khí

Nhược điểm của động cơ Diesel so với động cơ xăng

  • Nặng hơn về khối lượng so với động cơ xăng nếu trong cùng 1 công suất.
  • Đòi hỏi độ chính xác cao hơn so với động cơ xăng.

Động cơ máy dầu diesel đã được ứng dụng phổ biến trên một số dòng xe hơi. Tuy nhiên đến ngày nay, nó không còn được các hãng xe ưu ái lựa chọn, nhưng về sức mạnh mà động cơ máy dầu đem lại là không thể phủ nhận. Dĩ nhiên, bản thân động cơ dầu cũng có những nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng luôn có những phương án để giảm bớt tác động tiêu cực mà chúng mang lại. Vì vậy, cho tới khi công nghệ điện thực sự đủ hoàn thiện để thay thế các giải pháp phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, xe ô tô với động cơ dầu diesel sẽ vẫn luôn là lựa chọn không thể thiếu bên cạnh những chiếc xe với động cơ xăng vốn đã quá thân thuộc với người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. 

Truy cập nhiều hơn tại Suzuki Bình Dương Ngôi Sao để có nhiều thông tin hơn về chi tiết các dòng xe hơi trên thị trường Việt Nam. Suzuki Bình Dương Ngôi Sao tự hào là Đại lý chính hãng phân phối tất cả dòng xe Suzuki chất lượng hàng đầu Việt Nam. Suzuki Bình Dương Ngôi Sao đã chia sẻ những kinh nghiệm cho bạn có thể tham khảo khi lựa chọn một chiếc xe hợp với phân khúc thị trường và bảo đảm chất lượng.

Tất cả những thông tin tư vấn cũng như tất cả những kinh nghiệm sử dụng chúng tôi cũng sẽ mang đến cho bạn sự chủ động nhất với một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng vô cùng trẻ trung năng động.

Suzuki Bình Dương Ngôi Sao Đại lý ủy quyền chính thức của Suzuki Việt Nam tại Bình Dương, chuyên phân phối các dòng sản phẩm xe ô tô du lịch Suzuki, xe tải suzuki, xe tải nhỏ chuyên dụng Suzuki, Cam hết hàng chính hãng và

Các tin khác
HELLO SUMMER - ƯU ĐÃI KHỦNG
0